KCN Hàm Kiệm 1 được vinh danh tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2024

Chiều 30/7, Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam (VIPF) 2024 lần thứ tư đã chính thức diễn ra tại TP.HCM.  Công ty CP Hoàng Quân Bình Thuận ( công ty con trực thuộc Tập đoàn Hoàng Quân) vinh dự được vinh danh tại hạng mục “Nhà phát triển bất động sản công nghiệp có chiến lược chuyển đổi xanh 2024”.

Diễn đàn bất động sản công nghiệp lần thứ 4 năm 2024 là sự kiện thường niên, uy tín và chuyên sâu về lĩnh vực bất động sản công nghiệp và kết nối đầu tư tại Việt Nam, do Báo Đầu tư thực hiện, được chỉ đạo và bảo trợ bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đại diện Công ty CP Hoàng Quân Bình Thuận cùng lãnh đạo các đơn vị nhận danh hiệu “Nhà phát triển bất động sản công nghiệp có chiến lược chuyển đổi xanh 2024.
Đại diện Công ty CP Hoàng Quân Bình Thuận cùng lãnh đạo các đơn vị nhận danh hiệu “Nhà phát triển bất động sản công nghiệp có chiến lược chuyển đổi xanh 2024.

Diễn đàn quy tụ các lãnh đạo cơ quan nhà nước, các chuyên gia, các hiệp hội doanh nghiệp, các chủ đầu tư khu công nghiệp với những hạng mục vinh danh luôn đảm bảo các tiêu chí về phát triển công nghiệp xanh bền vững, bảo vệ môi trường cũng như gia tăng giá trị cho xã hội, cộng đồng.

Với định hướng phát triển các khu công nghiệp bền vững thông qua việc xanh hóa các khu công nghiệp, đồng thời chung tay kiến tạo nên những giá trị tốt đẹp cho xã hội, Công ty CP Hoàng Quân Bình Thuận đã vinh dự được vinh danh tại hạng mục “Nhà phát triển bất động sản công nghiệp có chiến lược chuyển đổi xanh 2024”.

Hạng mục này được Ban tổ chức đánh giá và lựa chọn kỹ càng thông qua việc Công ty CP Hoàng Quân Bình Thuận đã áp dụng nhiều biện pháp tiên tiến, từ việc sử dụng năng lượng tái tạo, thiết kế công trình thân thiện với môi trường, đến việc tối ưu hóa quy trình sản xuất nhằm giảm thiểu phát thải và tiêu thụ tài nguyên tại khu công nghiệp (KCN) Hàm Kiệm 1 (Bình Thuận). Sự vinh danh là minh chứng rõ nét cho những đóng góp của Hoàng Quân Bình Thuận trong việc đồng hành cùng Chính phủ, cộng đồng kiến tạo nên những giá trị phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

Bên cạnh việc tiên phong xây dựng phát triển lĩnh vực Nhà ở xã hội với chuỗi 24 dự án trên khắp cả nước, Tập đoàn Hoàng Quân còn có bề dày và kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển hạ tầng khu công nghiệp.

Theo đó, tại KCN Hàm Kiệm 1, chủ đầu tư luôn chú trọng xây dựng hệ tiện ích xanh đồng bộ nhằm tạo nên kiến tạo nên môi trường sống xanh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nguồn nhân lực tại KCN thông qua việc xây dựng hệ thống tiện ích nội khu đa dạng và khép kín gồm khu dịch vụ ăn uống, trung tâm thể thao, cảnh quan xanh (công viên, hồ nước) và hệ thống các công trình xanh hỗ trợ thiết lập nhà máy theo tiêu chuẩn xanh.

Cùng với đó, KCN Hàm Kiệm 1 là dự án tiên phong trong việc phát triển công nghiệp xanh, sạch. Các tiêu chí xanh đang được áp dụng vào các lĩnh vực: ứng dụng công nghệ cao để sản xuất chế phẩm sinh học từ nông – lâm – ngư nghiệp; công nghiệp nhẹ không ô nhiễm; sản xuất vật liệu xây dựng – trang trí nội thất; sản xuất sành, sứ, thủy tinh….

Khu nhà ở xã hội KCN Hàm Kiệm 1

Việc phát triển theo định hướng khu công nghiệp xanh, bền vững đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài với mục tiêu phát triển bền vững, lợi ích kinh tế song hành trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, đặc biệt gắn với các tiêu chí ESG để kiến tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, qua đó đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo nên các giải pháp công nghiệp xanh, đảm bảo an ninh năng lượng, thể hiện quyết tâm đồng hành cùng Chính phủ trong việc thực hiện các cam kết phát triển bền vững  và kiến tạo những giá trị cao đẹp cho cộng đồng, xã hội.

KCN Hàm Kiệm 1 (Bình Thuận) có quy mô 132,67 ha (với 90 ha đất KCN; 7,66 ha đất kho bãi; 2,94 ha đất xây dựng nhà điều hành – dịch vụ cùng 44,47 ha dành cho công trình kỹ thuật, giao thông, mảng xanh); khu nhà ở chuyên gia, công nhân.

Website: https://khucongnghiephamkiem1.com/

Hotline: 096 166 4646

Các KCN Bình Thuận: Đầu tư hoàn thiện hạ tầng để thu hút dự án thứ cấp

Bên cạnh hoạt động xúc tiến thu hút dự án thứ cấp thì việc đôn đốc nhằm thúc đẩy tiến độ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn Bình Thuận cũng được duy trì thường xuyên…

Theo ngành chức năng, trong nửa đầu năm nay, Ban Quản lý các KCN Bình Thuận tiếp tục tổ chức thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư bằng đa dạng hình thức. Như cùng với chủ đầu tư hạ tầng cập nhật và in tài liệu xúc tiến đầu tư giới thiệu các KCN năm 2024, giới thiệu về các KCN Bình Thuận trên tạp chí thuộc Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Phối hợp với sở ngành liên quan lên ý tưởng cho triển lãm và trưng bày tài liệu quảng bá các KCN phục vụ Lễ Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra vào cuối tháng 2 vừa qua. Ngoài ra, còn tổng hợp thông tin về KCN Bình Thuận quảng bá tới các nhà đầu tư Hàn Quốc, cùng chủ đầu tư KCN Hàm Kiệm I tiếp đón Công ty Shiny Circle Limited đến tìm hiểu cơ hội đầu tư…

img_5395.jpg
img_5382.jpg
Đầu tư hạ tầng và thu hút dự án thứ cấp vào KCN Sông Bình.

Dù điều kiện trong nửa đầu năm 2024 còn gặp nhiều khó khăn, song các KCN Bình Thuận vẫn thu hút thêm được 2 dự án: Nhà máy sản xuất bao bì giấy Huy Tường có vốn đăng ký 50 tỷ đồng, Nhà máy xỉ titan Sông Bình với tổng vốn đầu tư khoảng 995 tỷ đồng. Tính chung đến nay, các KCN trên địa bàn tỉnh thu hút được 87 dự án (gồm 25 dự án đầu tư nước ngoài, 62 dự án đầu tư trong nước) với tổng vốn đăng ký gần 17.720 tỷ đồng và 190,83 triệu USD… Bên cạnh hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư thì công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai xây dựng đối với những dự án sau khi cấp phép đầu tư cũng được duy trì thường xuyên, nhờ đó kịp thời giải quyết hoặc đề xuất giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Song song đó, việc đầu tư hạ tầng trong thời gian qua vẫn được đơn vị chức năng theo dõi tình hình, đôn đốc tiến độ thi công hoàn thiện hạ tầng các KCN trên địa bàn toàn tỉnh. Đến nay, giá trị đầu tư hạ tầng của KCN Phan Thiết – giai đoạn 1 ước đạt 108,57% trên tổng vốn dự án, còn tại KCN Phan Thiết – giai đoạn 2 là 147,58% trên tổng vốn dự án. Trong khi đó giá trị đầu tư hạ tầng KCN Hàm Kiệm I đạt gần 95% trên tổng vốn dự án, KCN Hàm Kiệm II đạt xấp xỉ 65% trên tổng vốn dự án, KCN Sông Bình đạt hơn 40% trên tổng vốn dự án…

Cùng thời gian, địa phương còn xúc tiến công tác chuẩn bị đầu tư đối với một số dự án KCN quy mô ở phía Nam Bình Thuận như: KCN Tân Đức, KCN Sơn Mỹ 1, KCN Sơn Mỹ 2. Hiện dự án KCN Sơn Mỹ 1 và KCN Tân Đức vẫn tập trung xác định giá đất phục vụ công tác đền bù giải tỏa, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư hoặc đầu tư công trình ngoài hàng rào KCN. Được biết, diện tích đất KCN Tân Đức hiện đã hoàn thành đền bù giải tỏa và đồng ý bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư là 225,33ha/300ha, đạt tỷ lệ hơn 75% diện tích toàn KCN. Riêng dự án KCN Sơn Mỹ 2 đã tổ chức cắm mốc theo quy hoạch phân khu, tiếp tục đôn đốc chủ đầu tư triển khai thực hiện đo đạt, kiểm đếm cũng như thực hiện các thủ tục liên quan việc đền bù giải tỏa…

Ban Quản lý các KCN Bình Thuận cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp các sở ngành, địa phương nắm chắc quá trình chuẩn bị đầu tư của KCN Sơn Mỹ 1, KCN Tân Đức, KCN Sơn Mỹ 2 để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án. Đồng thời tích cực đôn đốc đầu tư xây dựng theo đúng tiến độ cam kết, hướng đến hoàn thiện hạ tầng và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện nhằm thu hút dự án thứ cấp vào KCN trên địa bàn tỉnh.

Sau khi địa phương tổ chức công bố Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ), Ban Quản lý các KCN Bình Thuận đã hoàn chỉnh hồ sơ nhiệm vụ lập Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ Hàm Tân – La Gi. Trên cơ sở ý kiến của sở chức năng, Ban Quản lý các KCN Bình Thuận cũng phối hợp đơn vị tư vấn tiếp thu, giải trình và tiếp tục đề nghị xem xét trình UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh thông qua nhiệm vụ lập Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ Hàm Tân – La Gi để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo…

Thông xe đường nối cao tốc xuống biển Phan Thiết

Gần 8 km đường Hàm Kiệm – Tiến Thành đấu vào tuyến nối cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết tại huyện Hàm Thuận Nam, được thông xe, rút ngắn lộ trình.

Sáng 30/4, nhiều ôtô chạy từ cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết xuống đường nối Ba Bàu – quốc lộ 1, đến ngã tư cây xăng ở xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam đã chạy thẳng qua đường Hàm Kiệm – Tiến Thành đi xuống các khu du lịch biển phía nam Phan Thiết.

Đường Hàm Kiệm - Tiến Thành cho thông xe ngày 30/4/2024. Ảnh: Việt Quốc

Đường Hàm Kiệm – Tiến Thành cho xe đi qua, sáng 30/4. Ảnh: Việt Quốc

Tại các góc ngã tư quốc lộ 1, cơ quan chức năng đặt bảng chỉ dẫn cho phương tiện biết hướng đi mới xuống đường ĐT 719 ven biển thông qua tuyến Hàm Kiệm – Tiến Thành. Bốn chốt đèn tín hiệu giao thông ở 4 góc ngã tư này được lắp đặt. Trên các cầu dọc đường, đơn vị thi công cho giăng dây ở hai bên để báo hiệu tài xế. Một số đoạn thi công dang dở được đặt biển cảnh báo phía trước.

Vị trí đường Hàm Kiệm - Tiến Thành. Đồ hoạ: Đăng Hiếu

Vị trí đường Hàm Kiệm – Tiến Thành. Đồ hoạ: Đăng Hiếu

Dự án đường Hàm Kiệm đi Tiến Thành (đoạn từ quốc lộ 1 đến tỉnh lộ 719B) có tổng mức đầu tư gần 420 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh, thi công từ tháng 11/2021. Tuyến dài 7,7 km, mặt đường mỗi bên 8 m, lề đường mỗi bên 6 m, sau khi hoàn thành nối đường dẫn vào cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết và Phan Thiết – Vĩnh Hảo tại nút giao Ba Bàu.

Sau khi thông xe, ôtô từ cao tốc nếu có nhu cầu đến các khu du lịch phía nam Phan Thiết (Tiến Thành, Hòn Giồ, Hòn Lan, Kê Gà, La Gi) sẽ chạy thẳng một mạch vào tuyến đường mới, rút ngắn gần 20 km, tiết kiệm thời gian và nhiên liệu. Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng 515 (đơn vị thi công) cho biết một số hạng mục khác của tuyến sẽ được hoàn thành sau lễ.

Đường nối cao tốc xuống biển nam Phan Thiết thông xe trước 30/4

Đường Hàm Kiệm – Tiến Thành dài gần 8 km nối cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết xuống các khu du lịch ven biển phía nam Phan Thiết sẽ khai thác trước lễ 30/4.

Thông tin được ông Nguyễn Hữu Trung, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bình Thuận (chủ đầu tư) cho biết ngày 13/4.

Hiện, khối lượng thi công đường Hàm Kiệm – Tiến Thành đã đạt hơn 75% hợp đồng. Các nhà thầu đang tăng cường xe, máy móc, thiết bị, nhân lực, đẩy nhanh tiến độ để kịp đưa vào khai thác trước dịp lễ 30/4.

Đoạn cuối nối vào đường 719B tại xã Tiến Thành đã thảm nhựa xong. Ảnh: Việt Quốc

Đoạn cuối nối vào đường 719B tại xã Tiến Thành đã thảm nhựa xong. Ảnh: Việt Quốc© Được VnExpress cung cấp

Dự án đường Hàm Kiệm đi Tiến Thành (đoạn từ quốc lộ 1 đến tỉnh lộ 719B) có tổng mức đầu tư gần 420 tỷ đồng bằng vốn ngân sách tỉnh, khởi công từ tháng 11/2021. Tuyến dài 7,7 km; mặt đường mỗi bên 8 m, dải phân cách giữa 9 m, lề đường mỗi bên 6 m.

Công trình này nối đường ven biển ĐT 719B tại xã Tiến Thành (Phan Thiết) lên quốc lộ 1 tại xã Hàm Kiệm (Hàm Thuận Nam) – nơi có sẵn đường dẫn 2,5 km nối lên cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết và Phan Thiết – Vĩnh Hảo tại nút giao Ba Bàu.

Vị trí đường Hàm Kiệm - Tiến Thành. Đồ hoạ: Đăng Hiếu

Vị trí đường Hàm Kiệm – Tiến Thành. Đồ hoạ: Đăng Hiếu© Được VnExpress cung cấp

Khi đường hoàn thành, du khách từ phía nam và TP HCM ra, nếu có nhu cầu đi thẳng đến các khu du lịch ở phía nam Phan Thiết (Tiến Thành, Hò Giồ, Kê Gà, La Gi) không phải chạy vào Phan Thiết rồi vòng ra lại hướng Tiến Thành như trước. Thay vào đó, xe từ cao tốc xuống ngã tư quốc lộ 1 có thể chạy thẳng một mạch xuống biển, rút ngắn được quảng đường gần 20 km.

Nguồn: vnexpress.net

Câu hỏi thường gặp khi thuê đất khu công nghiệp

Đất trong công nghiệp thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, được sử dụng để đáp ứng nhu cầu xây dựng các cụm kinh doanh tập trung (khu công nghiệp, khu chế xuất, khu sản xuất,…). Cùng Khu công nghiệp Hàm Kiệm 1 tìm hiểu về những câu hỏi thường gặp khi thuê đất khu công nghiệp.

1. Chu kỳ thuê đất khu công nghiệp là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, chu kỳ thuê đất khu công nghiệp quy định như sau:

– Chu kỳ sử dụng đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, theo thời hạn của dự án đầu tư.

– Trường hợp chu kỳ sử dụng đất ngắn hơn thời hạn của dự án thì chủ đầu tư phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép điều chỉnh chu kỳ sử dụng đất cho phù hợp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý tổng chu kỳ sử dụng đất không quá 70 năm và phải nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất đối với phần diện tích đất trước gia hạn sử dụng.

2. Bản chất của hợp đồng cho thuê đất công nghiệp

Hợp đồng thuê đất khu công nghiệp là một thỏa thuận pháp lý được ký kết giữa chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và một bên có nhu cầu thuê được đất khu công nghiệp. Hợp đồng thuê đất ở khu công nghiệp thực chất là hợp đồng thuê tài sản trong khu công nghiệp. Chủ đất cho thuê lại đất của nhà nước, đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và cho thuê lại đất đã đầu tư.

3. Thuê đất trong khu công nghiệp có chuyển nhượng được không?

Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp có thể thuê toàn bộ thời gian sử dụng đất trong khu công nghiệp và thanh toán một lần cho toàn bộ thời gian thuê. Nhưng sau đó không có nhu cầu sử dụng đất và muốn chuyển nhượng, cho bên khác thuê lại để thu hồi chi phí hoặc nhận lấy một khoản lợi ích.

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 149 của Luật Đất đai 2013:

  • Nếu người thuê lại đất từ doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đã thanh toán một lần cho cả thời gian thuê, họ cũng có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất giống như chủ thể kinh doanh kết cấu hạ tầng.
  • Trong trường hợp thuê lại đất từ nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, người thuê lại sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất.

Cho thuê đất tại Khu công nghiệp Hàm Kiệm 1

Khu công nghiệp Hàm Kiệm 1 nằm trong khu vực chiến lược ưu tiên phát triển công nghiệp của Bình Thuận, với mạng lưới giao thông thuận tiện:
>> 4km đến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, di chuyển đến Tp Hồ Chí Minh chỉ 2 giờ đồng hồ
>> 4km đến tuyến đường Hàm Kiệm – Tiến Thành và DT719B, nối thẳng trục đường đến Vũng Tàu
>> 30km đến sân bay Phan Thiết.
>> Gần cảng và các tuyến đường trọng điểm khác
Với tiềm năng từ vị trí địa lý và hệ thống giao thông đắc địa, thuê đất Khu công nghiệp Hàm Kiệm 1 là giải pháp chiến lược cho các doanh nghiệp phát triển với nhu cầu xây dựng nhà máy gần Tp. HCM và các tỉnh lân cận như Long An, Bà Rịa Vũng Tàu…
Không chỉ có lợi thế về vị trí, Khu công nghiệp Hàm Kiệm 1 còn có diện tích cho thuê đa dạng, phương thức thanh toán linh hoạt và cơ sở hạ tầng hoàn thiện. Bên cạnh đó, khu công nghiệp còn trang bị đầy đủ các tiện ích như khu nhà ở xã hội dành cho công nhân, khu vui chơi, nhà thi đấu, công viên cây xanh, sân bóng đá… cùng nhiều dịch vụ tiện ích khác đảm bảo môi trường sản xuất kinh doanh ổn định cho các doanh nghiệp và môi trường sống cho người lao động.
Trên đây là những câu hỏi thường gặp khi thuê đất khu công nghiệp mà các doanh nghiệp cần biết. Hy vọng những thông tin này sẽ mang đến cho các doanh nghiệp và các chủ đầu tư những thông tin hữu ích.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

  • Công ty Cổ Phần Hoàng Quân Bình Thuận

  • Địa chỉ: 198 Nguyễn Hội – Phường Phú Trinh Thành phố Phan Thiết – Bình Thuận.

  • Điện thoại: (+84) 96 166 4646

  • Email: hqcbinhthuan198@gmail.com

DANH SÁCH CÁC KHU CÔNG NGHIỆP (KCN) BÌNH THUẬN

Danh sách các khu công nghiệp tại Bình Thuận kèm thông tin tổng quan. Bài viết này xin gửi đến các bạn đọc toàn bộ thông tin về khu công nghiệp và cụm khu công nghiệp tại Bình Thuận

Khu công nghiệp Hàm Kiệm 1
                                                                     KCN Hàm Kiệm 1
  1. Khu công nghiệp Hàm Kiệm 1

  • Vị trí: xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Khu công nghiệp Hàm Kiệm 1 hưởng lợi trực tiếp từ tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết ( cách đường dẫn cao tốc chỉ 4km).
  • Chủ đầu tư: Công ty CP TV – TM – DV Địa Ốc Hoàng Quân Bình Thuận
  • Diện tích: 146,2 ha trong đó 13,5ha là khu nhà ở xã hội dành cho công nhân
  • Ngành nghề ưu tiên đầu tư: Công nghiệp chế biến lương thực, chế biến thịt, trái cây; công nghiệp may mặc, giày da (không thuộc da); công nghiệp lắp ráp máy móc nông ngư cụ; công nghiệp lắp ráp điện – điện tử; sản xuất hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, bao bì các loại; sản xuất gạch men, vật liệu trang trí nội thất; công nghiệp cơ khí, lắp ráp phương tiện vận tải; sản xuất hàng mộc, gia dụng, thủ công mỹ nghệ; sản xuất xà phòng, mỹ phẩm; cơ khí lắp ráp, sản xuất cấu kiện cơ khí; dịch vụ trung chuyển và vận chuyển kho bãi.
  • Hạ tầng trong KCN hoàn thiện đồng bộ: Đường chính 45m, đường nội bộ từ 24-35m, được trải thảm nhựa bê tông, được thiết kế chịu tải H30 theo tiêu chuẩn Việt Nam.
  • Ưu đãi đầu tư: miễn thuế TNDN 10 năm
  • Thông tin liên hệ: Công ty Cổ phần TV – TM – DV Địa Ốc Hoàng Quân Bình Thuận

Trụ sở chính: 198 Nguyễn Hội, phường Phú Trinh, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

Điện thoại: 096 166 4646

  1. Khu công nghiệp Phan Thiết

Vị trí: xã Phong Nẫm, TP. Phan Thiết và xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận

Chủ đầu tư: Công ty CP VLXD & KS Bình Thuận

Diện tích hơn 100ha

Tỷ lệ lấp đầy 100%

  1. Cụm công nghiệp Tân Bình

Vị trí: xã Tân Bình, TX. Lagi, tỉnh Bình Thuận

Chủ đầu tư: Công ty CP Đông Dương

Diện tích: 50ha

  1. Khu công nghiệp Sơn Mỹ

Vị trí: xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, Bình Thuận

Chủ đầu tư: Tổng Công ty TNHH ĐT & XD kết cấu hạ tầng KCN Sơn Mỹ (IPICO)

Diện tích: 540ha

  1. Khu công nghiệp Sông Bình

Vị trí: xã Sông Bình, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Chủ đầu tư: Công ty CP Rạng Đông

Diện tích: 305ha

Tỷ lệ lấp đầy: 33%

  1. Cụm công nghiệp Thắng Hải

Vị trí: xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Chủ đầu tư: Công ty CP ĐT & PT công nghiệp Bảo Thư

Diện tích: 140ha

  1. Khu công nghiệp Tuy Phong

Vị trí: xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Tân Đại Tiền Bình Thuận

Diện tích: 150ha

  1. Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Thuận

Vị trí: xã Tân Phước, TX. La Gi và xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Chủ đầu tư: Tổng Công ty Becamex IDC và Công ty Liên doanh TNHH KCN Việt Nam

Diện tích gần 5,000ha

  1. Khu công nghiệp Tân Đức

Vị trí: xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

Chủ đầu tư: Công ty Sonadezi Bình Thuận

Diện tích: 300 ha

Bình Thuận: Đề xuất làm trục đường ven biển hơn 7.600 tỷ qua TP Phan Thiết

Sau hoàn thành, tuyến đường ven biển dài 14km dọc bờ biển sẽ khơi thông cửa ngõ thành phố Phan Thiết, kết nối với các khu du lịch, resort ven biển tỉnh Bình Thuận.

Sở GTVT tỉnh Bình Thuận cho biết đang phối hợp với các đơn vị liên quan gấp rút triển khai phương án xây dựng tuyến đường ven biển qua TP Phan Thiết.

Theo đề xuất của Sở GTVT, tuyến đường này sẽ có chiều dài khoảng 14km, điểm đầu tại phường Phú Hài, điểm cuối giao với ĐT 719 tại xã Tiến Thành (TP Phan Thiết).

Bình Thuận: Đề xuất làm trục đường ven biển hơn 7.600 tỷ qua TP Phan Thiết- Ảnh 1.

Một đoạn đường ven biển ĐT 719 qua huyện Hàm Thuận Nam đang thi công.

Trong đó, điểm đầu dự án giao đường P24 tới cầu vượt cửa sông Phú Hài có chiều dài khoảng 2,4km, xây dựng cầu vượt cửa sông Phú Hài, chiều dài khoảng 1,1km.

Trên tuyến sẽ xây dựng cầu vượt cảng vận tải Phan Thiết, đường dẫn và kết nối trục ven biển ĐT 719.

Đây là dự án đã nằm trong quy hoạch mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030. Dự kiến, tuyến đường này sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2025-2035. Tổng vốn đầu tư của dự án ước hơn 7.600 tỷ đồng.

Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất đơn vị nghiên cứu lập phương án thực hiện dự án.

Ông Huỳnh Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Thuận cho biết, để đồng bộ kết nối giao thông, trong năm 2024, UBND tỉnh đã trình HĐND phê duyệt nâng cấp mở rộng tuyến ĐT 719 đoạn từ đường Trần Quý Cáp đến ngã ba đường Hòn Dồ – Thuận Quý, tổng vốn đầu tư 996 tỷ đồng.

Sau khi hoàn thành, hai đoạn đường ven biển nêu trên sẽ kết nối với Khu du lịch Quốc gia Mũi Né, nối thông trục ven biển từ các huyện Bắc Bình, Tuy Phong kết nối về phía Nam tỉnh Bình Thuận đi Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bình Thuận sẽ thông xe tuyến đường Hàm Kiệm-Tiến Thành dịp 30/4

Tuyến đường ven biển ĐT 719B cùng tuyến đường Hàm Kiệm – Tiến Thành khi hoàn thành sẽ thúc đẩy kinh tế – xã hội phía Nam của tỉnh Bình Thuận.

Ngày 23/3, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bình Thuận – Nguyễn Hữu Trung cho biết: ”Doanh nghiệp Công ty Thanh Long Hoàng Hậu ở huyện Hàm Thuận Nam có diện tích 58.005 m2 đất nằm trên tuyến đường Hàm Kiệm – Tiến Thành đi qua, sau một thời gian không giao mặt bằng cho đơn vị thi công thì đến nay đã đồng ý bàn giao”.

“Hiện nay, các ngành chức năng cùng phối hợp với hộ dân và doanh nghiệp đang tháo dỡ 6.000 trụ thanh long cùng với hệ thống ống nước, đường điện. Bên cạnh đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bình Thuận yêu cầu đơn vị thi công tâp kết máy móc, thiết bị tập trung khẩn trương thi công tuyến đường này và phấn đấu đến ngày 30/4 tới sẽ thông xe toàn tuyến”, ông Trung cho biết.

Trước đó, dự án này còn vướng phần đất trang trại thanh long của Công ty Thanh Long Hoàng Hậu có chiều dài khoảng 1,35 km.

Dự án đường Hàm Kiệm - Tiến Thành nối từ đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đến đường ven biển ĐT 719B ở phía nam Tp.Phan Thiết. Ảnh: D.T

Dự án đường Hàm Kiệm – Tiến Thành nối từ đường dẫn cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đến đường ven biển ĐT 719B ở phía nam Tp.Phan Thiết. Ảnh: D.T

Dự án đường Hàm Kiệm – Tiến Thành nối từ đường dẫn cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đến đường ven biển ĐT 719B ở phía Nam Tp.Phan Thiết tạo thuận lợi cho lưu thông xuống Mũi Kê Gà và hướng Bà Rịa – Vũng Tàu và phát triển du lịch. Dự án đường Hàm Kiệm – Tiến Thành được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt ngày 19/6/2020 với chiều dài khoảng 7,7km, khởi công tháng 11/2021.

Đây là đường nối từ đường dẫn cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tại điểm giao với Quốc lộ 1 ở km1717 + 500 qua xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam đến đường ven biển ĐT 719B đoạn xã Tiến Thành, Tp.Phan Thiết.

Khi tuyến đường hoàn thành, người dân đi từ cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây ra hết đường dẫn, gặp Quốc lộ 1 và đi thẳng đường này đến các khu du lịch, các resort phía Nam Tp.Phan Thiết, đi Mũi Kê Gà, La Gi và xuống Bà Rịa – Vũng Tàu theo cung đường ven biển.

Nếu không có dự án này, lượng xe đi cao tốc phải ra Quốc lộ 1, chạy về hướng trung tâm Tp.Phan Thiết 8km rồi vào điểm đầu của đường ĐT 719B, tiếp tục chạy thêm khoảng 10km.

Dự án có nền đường rộng 37m, trong đó chiều rộng mặt đường 16m, dải phân cách giữa 9m, còn lại lề đường mỗi bên 6m.

Tổng mức đầu tư dự án đường Hàm Kiệm – Tiến Thành gần 420 tỉ đồng và tổng diện tích đất thu hồi là 34 ha với 94 hồ sơ, gồm 91 cá nhân và 3 tổ chức.

Tuyến đường ven biển ĐT 719B cùng tuyến đường Hàm Kiệm – Tiến Thành khi thi công hoàn tất sẽ nối cao tốc, trung tâm Tp.Phan Thiết với biển Kê Gà, huyện Hàm Thuận Nam. Ảnh: D.T

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bình Thuận cho biết, đã chỉ đạo quyết liệt đơn vị thi công tập trung xe máy, thiết bị, nhân vật lực để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo thi công hoàn thành công trình trước ngày 30/4/2024.

Hơn 16.000 tỷ đồng đầu tư 5 dự án giao thông ở Bình Thuận

Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bình Thuận được phân bổ hơn 16.000 tỷ đồng để đầu tư 5 dự án giao thông.

Hơn 16.000 tỷ đồng đầu tư 5 dự án giao thông ở Bình Thuận- Ảnh 1.

Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo đang được khẩn trương hoàn thành.

Phản hồi kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận về nâng cấp các tuyến đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh, Bộ GTVT cho biết, các tuyến quốc lộ như: QL1, QL28, QL28B, QL55 qua địa bàn tỉnh Bình Thuận có tổng chiều dài khoảng 417km. Các tuyến quốc lộ được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải.

Đáng chú ý, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã cân đối được khoảng 16.128 tỷ đồng để hoàn thành 5 dự án đang đầu tư, chuyển tiếp từ giai đoạn trước và khởi công mới 2 dự án.

Cụ thể, 5 dự án đang đầu tư gồm các dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông: Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây; Cải tạo, nâng cấp QL28B và cải tạo, nâng cấp đường sắt trong đoạn Nha Trang – TP Hồ Chí Minh.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đang lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án tuyến QL55. Đối với QL28 đang được rà soát, đánh giá hiện trạng, nhu cầu vận tải, nhu cầu đầu tư, nguồn vốn để có thể triển khai ngay khi có điều kiện về nguồn lực.

“Bộ GTVT sẽ báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền xem xét đầu tư nâng cấp các tuyến đường khi có điều kiện về nguồn lực. Trước mắt, Bộ GTVT giao Cục Đường bộ VN tăng cường kiểm tra, rà soát và duy tu, sửa chữa đối với đoạn tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu vận tải, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông”, Bộ GTVT cho hay.

Đối với kiến nghị đầu tư tuyến đường Đông Tây, nối thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong – đường 706B, Bộ GTVT cho biết, đây là tuyến đường ven biển đoạn Phan Rí Cửa – Bình Thạnh, tỉnh Bình Thuận dài 16,5km có điểm đầu kết nối với đường dẫn cầu Sông Lũy và tuyến ĐT.716 đoạn Hòa Thắng – Hòa Phú, điểm cuối tuyến giao đường ĐT.716 hiện hữu kết nối vào đường ven biển đoạn Liên Hương – Bình Thạnh.

Đồng thuận với kiến nghị của cử tri về sự cần thiết triển khai đầu tư dự án nhằm tạo điều kiện cho nhân dân đi lại được thuận lợi, giảm tải lưu lượng trên tuyến QL1, tuy nhiên, Bộ GTVT cho biết, đây là dự án thuộc thẩm quyền quản lý, đầu tư của tỉnh nên UBND tỉnh Bình Thuận xem xét, chủ động cân đối ngân sách địa phương đầu tư.

Trường hợp hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, UBND tỉnh Bình Thuận nghiên cứu, đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan liên quan để tham mưu trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

Kaizen là gì? Ứng dụng cải tiến Kaizen trong sản xuất

Kaizen không phải là một khái niệm mới xuất hiện gần đây nhưng một số doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ cụ thể Kaizen là gì hay ứng dụng cải tiến Kaizen trong sản xuất như thế nào. Bài viết mà KCN Hàm Kiệm 1 chia sẻ dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những vấn đề này!

cai-tien-kai-zen-trong-san-xuat-1

Kaizen là gì? Ứng dụng phương pháp Kaizen trong sản xuất

Triết lý Kaizen là gì?

Kaizen là một triết lý kinh doanh, sản xuất nổi tiếng của Nhật Bản. Trong Nhật ngữ, Kaizen được ghép bởi 2 từ: Kai – liên tục và Zen – cải tiến. Theo đó, triết lý Kaizen có nghĩa là luôn hướng đến sự cải tiến liên tục, nỗ lực không ngừng dựa trên những gì có sẵn của toàn bộ cá nhân trong một doanh nghiệp, từ các bộ phận cấp cao đến các nhân viên.

Điều này nhằm mục đích đảm bảo mọi hoạt động, môi trường làm việc luôn được cải tiến, giúp nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc, tiết kiệm chi phí, nguồn lực,…

cai-tien-kai-zen-trong-san-xuat-2

Triết lý Kaizen luôn hướng đến sự thay đổi, cải tiến liên tục

Quá trình áp dụng cải tiến Kaizen trong sản xuất không yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện điều gì quá lớn lao ngay tại một thời điểm, nó hướng tới mục tiêu tích lũy từ những cải tiến nhỏ để đạt kết quả lớn, tập trung vào xem xét, xử lý một cách tận gốc các vấn đề ngay khi phát sinh để không phạm lỗi lặp lại.

Các đặc điểm của Kaizen

Theo như khái niệm đã đề cập ở trên, Kaizen bao gồm các đặc điểm chính sau:

  • Là một quá trình thực hiện cải tiến liên tục tại nơi làm việc.

  • Tập trung vào mục tiêu nâng cao năng suất lao động, thỏa mãn các yêu cầu từ khách hàng song song với việc giảm lãng phí (chi phí, thời gian,…).

  • Được triển khai với sự tham gia của tất cả các thành viên và ban lãnh đạo trong doanh nghiệp.

  • Yêu cầu cao về các hoạt động nhóm.

  • Công cụ hữu hiệu khi thực hiện triết lý Kaizen là thu thập, phân tích dữ liệu.

Những lợi ích của Kaizen

Triết lý Kaizen hiện được sử dụng phổ biến trong sản xuất và hầu hết các lĩnh vực kinh doanh như bán lẻ, dịch vụ,… các khu chế xuất, khu công nghiệp bởi nhiều lợi ích vượt trội. Cụ thể:

  • Đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhờ tích lũy từ những cải tiến nhỏ trong thời gian dài, giải quyết ngay những vấn đề gây ảnh hưởng đến chất lượng. Từ đó, giúp nâng cao sự hài lòng khách hàng, tăng giá trị thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

  • Giảm lãng phí, gia tăng năng suất trong hoạt động sản xuất, vận hành của doanh nghiệp.

  • Thúc đẩy sự sáng tạo, nâng cao ý thức, tinh thần làm việc của các cá nhân, tập thể cũng như tăng tình đoàn kết.

cai-tien-kai-zen-trong-san-xuat-3

Áp dụng cải tiến Kaizen trong sản xuất mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

  • Hình thành ý thức luôn hướng đến việc tránh lãng phí cho mọi nhân viên.

  • Liên tục cải tiến, xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày một tốt hơn.

Các nguyên tắc cốt lõi cần nắm khi áp dụng cải tiến Kaizen trong sản xuất

Để áp dụng cải tiến Kaizen trong sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp cần đảm bảo được 10 nguyên tắc cốt lõi sau đây:

Nguyên tắc 1: Loại bỏ sự cứng nhắc trong công việc, luôn cập nhật thêm những ý tưởng mới.

Nguyên tắc 2: Hướng đến việc thay đổi, cải tiến từ những vấn đề cơ bản, nhỏ nhặt trước khi hoàn thành một mục tiêu lớn.

Nguyên tắc 3: Không đổ lỗi, hãy chịu trách nhiệm đối với những việc mình làm.

Nguyên tắc 4: Ngay khi nhận thấy sai lầm, cần bắt tay vào sửa chữa và khắc phục.

Nguyên tắc 5: Mỗi thành viên trong nhóm/tập thể đều có quyền nêu ra ý tưởng, quan điểm của mình.

Nguyên tắc 6: Thay vì tin tưởng vào ý kiến chủ quan, hãy dựa trên dữ liệu cụ thể, thực tế.

Nguyên tắc 7: Luôn duy trì một thái độ làm việc tích cực, xây dựng quan hệ hữu hảo.

Nguyên tắc 8: Ngay khi có ý tưởng mới, hãy lập tức bắt tay vào hành động.

Nguyên tắc 9: Không sợ khó khăn, hãy xem đó là một cơ hội để tiến bộ và trưởng thành hơn.

Nguyên tắc 10: Kaizen là một quá trình liên tục, vô tận, không có điểm dừng.

Các bước cải tiến Kaizen trong sản xuất

Doanh nghiệp hiện nay có thể áp dụng cải tiến Kaizen trong sản xuất theo các bước sau đây:

Bước 1: Thực hiện theo các yêu cầu cần thiết khi áp dụng triết lý Kaizen

Điều kiện tiên quyết mà doanh nghiệp cần đảm bảo khi áp dụng cải tiến Kaizen trong sản xuất chính là phải hiểu triết lý này là gì và thực hiện theo đúng các yêu cầu mà triết lý đưa ra.

Bên cạnh đó, chỉ áp dụng Kaizen trong những dây chuyền sản xuất thật sự cần thiết. Đầu tiên, doanh nghiệp nên áp dụng cho một điểm nhất định, sau khi nhận thấy có hiệu quả thì áp dụng cho cả dây chuyền rồi mở rộng ra nhiều dây chuyền khác.

Bước 2: Triển khai giai đoạn 5S

5S là nền tảng cơ bản để doanh nghiệp thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng, bao gồm 5 thành tố: Sort – sàng lọc, Set in order – sắp xếp, Shine – sạch sẽ, Standardize – săn sóc, Sustain – sẵn sàng.

Giai đoạn 5S mang lại cho doanh nghiệp những kết quả cải tiến Kaizen trong sản xuất rõ ràng, trực quan, từ đó giúp củng cố tinh thần của đội ngũ nhân viên trong việc áp dụng triết lý này.

Giải pháp 5S có vai trò quan trọng đối với việc cải tiến Kaizen trong sản xuất

Khi đã hiểu rõ hơn về dây chuyền sản xuất, doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận thấy được những vấn đề đang tồn đọng và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả.

Bước 3: Áp dụng phương pháp 5S cho mọi hoạt động trong quá trình sản xuất

Mọi hoạt động trong quá trình sản xuất cần đảm bảo được thực hiện theo phương pháp 5S nhằm mang lại hiệu quả cho toàn bộ dây chuyền sản xuất.

Bước 4: Ứng dụng phương pháp quản lý trực quan

Các nhà quản lý, giám đốc sản xuất cần tìm hiểu, thu thập thông tin tại các bộ phận sản xuất một cách thường xuyên để có thể hiểu và nắm bắt được quy trình, cách làm việc thực tế. Qua đó, nhận định tình hình hiện tại và đưa ra các giải pháp đổi mới.

Trong quá trình áp dụng cải tiến Kaizen trong sản xuất, nhà quản lý cần thật sự nghiêm túc, kiên nhẫn, giữ thái độ ôn hòa, có sự nhận thức đúng và đầy đủ về vấn đề. Ngoài ra, không được vội vàng, nôn nóng để tránh dẫn đến việc áp dụng, duy trì Kaizen trong sản xuất đi sai hướng, không mang lại hiệu quả, làm lãng phí tiền bạc, thời gian và công sức.

Có thể thấy, liên tục cải tiến trong sản xuất là con đường tốt nhất để doanh nghiệp phát triển và thành công. Trong đó, cải tiến Kaizen trong sản xuất là phương pháp mang lại hiệu quả cao mà doanh nghiệp nên áp dụng. Đây cũng chính là triết lý hiện được Khu công nghiệp Hàm Kiệm 1 ứng dụng trong việc thiết kế, xây dựng nhà xưởng để không ngừng nâng cao chất lượng, đảm bảo tốt hiệu quả hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.

Vosta Việt Nam
KCN Hàm Kiệm 1