Bình Thuận hướng tới đẩy mạnh phát triển công nghiệp xanh
Nhiều doanh nghiệp chủ động phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng “xanh”, ứng phó với biến đổi khí hậu để trụ vững và bứt phá.
Nhiều địa phương trong cả nước cũng hướng đến phát triển nền kinh tế xanh, trong đó có Bình Thuận. Thời gian qua, địa phương này có bước chuyển trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng tới mô hình tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Tỉnh đạt kết quả bước đầu trong phát triển kinh tế xanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP).
Cùng với đó, chính quyền tỉnh chú trọng công tác lập, phê duyệt quy hoạch chung đô thị, quy hoạch vùng huyện, quy hoạch khu dân cư mới theo hướng lồng ghép các mục tiêu tăng trưởng xanh và biến đổi khí hậu, bằng việc tăng tỷ lệ cây xanh, tăng diện tích các khu vui chơi, công viên…
Đến năm 2030, Bình Thuận chú trọng đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp hiện có, thành lập một số khu công nghiệp công nghệ cao.
Một chuyên gia nhận định, nếu tính tổng thể, với 6 khu công nghiệp có hạ tầng hoàn chỉnh, đảm bảo phù hợp cho doanh nghiệp đến đầu tư, Bình Thuận đứng trước thời cơ thu hút nhà đầu tư vào các khu công nghiệp. Đặc biệt, nơi đây đang được nhà đầu tư quan tâm bởi lợi thế khi hai cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết – Vĩnh Hảo đã đi vào vận hành.
Bên cạnh đó, không ít tập đoàn, công ty đa quốc gia đang cam kết xanh hóa các hoạt động của mình. Các đơn vị này có thể truy xuất ngược chuỗi cung ứng toàn cầu và tác động không nhỏ đến doanh nghiệp Việt. Điển hình như H&M, nhà sản xuất hàng may mặc toàn cầu, có 31 nhà cung cấp tại Việt Nam, cũng cam kết phát triển chuỗi cung ứng trung hòa carbon vào năm 2030.
Tại Bình Thuận, một trong những mô hình khu công nghiệp tiêu biểu đáp ứng yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước lấy tiêu chuẩn về môi trường làm nền tảng sản xuất và phát triển là khu công nghiệp Hàm Kiệm 1.
Đại diện Công ty Hoàng Quân Bình Thuận – chủ đầu tư khu công nghiệp Hàm Kiện cho biết, mục tiêu đến năm 2030 sẽ hợp tác với những doanh nghiệp trong khu công nghiệp triển khai dự án năng lượng mặt trời bằng cách thuê lại mái nhà xưởng hoặc nhà máy để lắp đặt tấm pin mặt trời (sau khi các quy định về điện năng lượng áp mái được luật hóa tại các nhà máy sản xuất).
Đại diện khu công nghiệp Hàm Kiện 1 nhận định, việc kết nối điện năng lượng mặt trời vào lưới điện khu công nghiệp giúp giảm tác động lên lưới điện quốc gia, đáp ứng 50% nhu cầu điện sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp đó.
Bên cạnh đó, khu công nghiệp Hàm Kiệm 1 đầu tư nhà máy xử lý nước thải theo quy trình nghiêm ngặt, với tổng công suất 6.000m3 một ngày (Quy chuẩn QCVN 40:2011) và đảm bảo đạt tiêu chuẩn A trước khi quay lại môi trường. Cùng với đó, chủ đầu tư này đảm bảo tiết kiệm lượng tiêu thụ nước ở mức thấp bằng cách quay vòng nước thải đã qua xử lý cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, làm sạch khu công nghiệp và tưới tiêu.
Đặc biệt, khu công nghiệp Hàm Kiệm 1 đảm bảo hệ thống nhà xưởng hoặc nhà kho tại đây được xây dựng và vận hành thân thiện với môi trường theo Tiêu chuẩn LEED. Chứng nhận LEED cho thấy công trình đó sử dụng hiệu quả nước và năng lượng, thải ít khí CO2 và tận dụng tốt nguồn tài nguyên địa phương, giảm mức độ sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất và vận chuyển.
Đồng thời, chủ đầu tư Hoàng Quân Bình Thuận cũng dành 20% diện tích để trồng cây xanh trong từng nhà máy, tạo mảng xanh, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, tăng mỹ quan cho khu công nghiệp. Với mục tiêu xanh hóa của chủ đầu tư, số lượng cây xanh trong khu công nghiệp Hàm Kiệm 1 đạt khoảng 25.000 cây.
“Chúng tôi tin rằng, việc xây dựng công trình xanh là tương lai và hướng đến nâng cao tiêu chuẩn phát triển hạ tầng khu công nghiệp”, đại diện chủ đầu tư cho biết.
Tên dự án: Khu công nghiệp Hàm Kiệm 1
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân Bình Thuận
Vị trí: xã Hàm Kiệm và Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Hotline: 0918043264 hoặc 0909111208