PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG PHỤC VỤ LOGISTICS TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
Nhiệm vụ xây dựng và phát triển hạ tầng phục vụ logistics tại tỉnh Bình Thuận đang là mục tiêu trọng điểm mà tỉnh hướng đến. Có thể nhận thấy sau khi tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đưa vào hoạt động đã kết nối và mở ra con đường lớn cho sự phát triển của ngành Khu Công Nghiệp tỉnh Bình Thuận.
Thực trạng hạ tầng phục vụ logistics tại tỉnh Bình Thuận
Bản chất của logistics là hoạt động vận chuyển hàng hóa từ điểm này đến điểm khác. Việc phát triển hạ tầng phục vụ logistics tại tỉnh Bình Thuận sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu mức chi phí dành cho các hoạt động kinh doanh: chi phí vận tải hàng hóa, chi phí lưu trữ hàng hóa, chi phí đầu tư cơ sở vật chất,…
Tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
Trong tháng 4 và tháng 5/2023, 2 tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết và Phan Thiết – Vĩnh Hảo có tổng chiều dài 199,8 km đã chính thức được thông xe. Những tuyến đường lớn này đã vẽ lại bản đồ điểm đến, kết nối Bình Thuận gần hơn với các trung tâm kinh tế lớn như Vũng Tàu – Đà Lạt – Nha Trang, và TP.HCM chỉ mất 2 giờ đồng hồ là đến Phan Thiết.
Cảng quốc tế Vĩnh Tân
Nằm tại cửa ngõ kết nối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Cảng Quốc tế Vĩnh Tân là cảng tổng hợp, nước sâu lớn nhất khu vực Nam Trung Bộ, với diện tích hơn 140 ha, bao gồm hai bến 50.000 tấn và một bến 100.000 tấn. Cảng được đầu tư hạ tầng hiện đại, đồng bộ với hệ thống các bãi chứa hàng rời, bãi hàng tổng hợp, bãi hàng container, kho silo… với công suất khai thác lên tới hàng triệu tấn/năm.
Việc kết nối dịch vụ logistics với các khu công nghiệp sẽ hình thành chuỗi logistics giữa các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh, lưu thông vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa đồng bộ. Cảng Quốc tế Vĩnh Tân sẽ giải quyết bài toán về xuất nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm, trong khi các khu công nghiệp sẽ là địa điểm xây dựng nhà xưởng đầy đủ tiện ích, giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài.
Tuyến đường ĐT719 và ĐT719B
Tuyến đường ĐT719 và ĐT719B là những tuyến đường mang tính huyết mạch của tỉnh Bình Thuận, trục đường sẽ đón đầu cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, nối QL55 đi Bà Rịa – Vũng Tàu đến sân bay Long Thành ở phía Nam, còn ở phía Bắc sẽ kết nối với Cảng hàng không Phan Thiết.
Bên cạnh đó, tỉnh đang triển khai quyết liệt xây dựng sân bay Phan Thiết, về lâu dài, khi sân bay Phan Thiết hoàn thành hạ tầng giao thông đối ngoại của tỉnh xem như hoàn chỉnh, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp.
Khu công nghiệp Hàm Kiệm I, hưởng lợi trực tiếp từ hạ tầng giao thông tỉnh Bình Thuận
Với tổng quy mô 132ha là khu công nghiệp thứ hai có địa thế và quy mô tại tỉnh Bình Thuận. Khu công nghiệp Hàm Kiệm I nằm cạnh QL1A thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Được xem là cửa ngõ kết nối khu vực phía Nam và các tỉnh lân cận bằng tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết ( cách KCN 04km), đường ĐT719 và ĐT719B ( cách KCN 05km).
Khu công nghiệp Hàm Kiệm I được quy hoạch là KCN đa tập trung, đa ngành nghề, thu hút các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, xử lý triệt để chất thải, không gây ô nhiễm môi trường. Trong đó, ưu tiên tập trung các ngành nghề như công nghiệp chế biến thuỷ hải sản; công nghiệp may mặc – giày da; công nghiệp chế biến thức ăn gia xúc gia cầm; công nghiệp lắp ráp điện – điện tử; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng;…
Ngoài việc chú tâm đến cơ sở hạ tầng trong KCN Hàm Kiệm 1, Chủ đầu tư còn tạo nên môi trường sống và làm việc cho công nhân khi đã hình thành Nhà ở cho công nhân với 955 căn nhà phố 1 trệt 1 lầu, hệ thông tiện ích nội khu đa dạng phục vụ cho công nhân và chuyên gia của các doanh nghiệp.
Với việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông giúp kết nối nhanh với các trung tâm kinh tế lớn, cũng như hạ tầng các khu công nghiệp đã và đang đầu tư ngày càng hoàn chỉnh, hiện đại. Khu công nghiệp Hàm Kiệm I được đánh giá là điểm sáng cho các nhà đầu tư. Trong tương lai sẽ trở thành tâm điểm phát triển kinh tế cho tỉnh Bình Thuận cũng như các khu vực lân cận.